Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Công ty dịch thuật Bình Dương ở địa chỉ nào ạ? E cần mọi người tư vấn

Hỏi: Công ty dịch thuật Bình Dương ở đâu thế ạ? E đang tìm để dịch hồ sơ xin VISA tại Bình Dương

Đáp: Công ty dịch thuật Bình Dương là đơn vị cung cấp dịch vụ dịch thuật uy tín tại Địa Bàn Bình Dương. Công ty có địa chỉ tại 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật Công ty dịch thuật Bình Dương được thành lập từ đội ngũ Biên Phiên dịch với tâm huyến cao với nghề, cùng với với tập thể lãnh đạo đam mê và nhiệt huyết. Chúng tôi có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận tâm, Công ty dịch thuậtBình Dương đã làm hài lòng hàng nghìn khách hàng trong và ngoài nước

Chúng tôi tự hào được cung cấp dịch vụ dịch thuật thường xuyên cho hàng triệu khách hàng trong nước và khách hàng Quốc tế, cùng với đó là khả năng cung cấp Dịch thuật và Phiên dịch hơn 50 ngôn ngữ thế giới. Dẫn đầu trong ngành dịch thuật, Công ty dịch thuậtvề khả năng cung cấp đa dạng Ngôn ngữ dịch thuật.

Công ty dịch thuật Bình Dương hướng tới mục tiêu cung cấp cho các Quý khách hàng dịch vụ dịch thuật hàng đầu Việt Nam và mong muốn phát triển ngành dịch thuật Việt Nam vươn tầm ra thế giới.

Các dịch vụ ngôn ngữ tuyệt vời mà Dịch thuật Chuẩn cung cấp:Dịch thuật chuẩn xác trên 50 ngôn ngữ

Công chứng ngay trong ngày, công chứng đa ngôn ngữ

Phiên dịch chuyên nghiệp 24/7

Dịch vụ Hợp pháp hóa lãnh sự.

Tư vấn Visa, Du học

Chúng tôi đã dịch thuật, dich thuật công chứng, phiên dich hàng ngàn dự án trên 50 ngôn ngữ gồm: Tiếng Anh, Trùn, Nhật, Hàn, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ….. uy tín toàn quốc, chúng tôi là đối tác tin cậy của nhiều Tập Đoàn, Doanh nghiệp và Tổ chức lớn.

Địa chỉ công ty  dịch thuật Bình Dương 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Sdt: 0963.918.438

Không ngờ "Ký ức vui vẻ" lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình

Sau hơn 1 năm điều trị bệnh ung thư phổi, Mai Phương đã quay trở lại với công việc khi tham gia các chương trình, dự án nhỏ lẻ. Tuy nhiên từ cuối năm 2019, nữ diễn viên phải tái nhập viện để điều trị do bệnh tình trở nặng. Cho tới mới đây, một người bạn của Mai Phương đã chia sẻ hình ảnh của cô trong bệnh viện, kèm chia sẻ tiết lộ tình hình sức khoẻ nữ diễn viên.

Mặc dù trong bức ảnh, nữ diễn viên nở nụ cười tươi tắn nhưng theo người bạn này tiết lộ, hiện sức khoẻ của cô đang rất yếu và đau đớn sau mỗi lần vào thuốc. Mới đây nhất, trên trang cá nhân của Trịnh Kim Chi, nữ diễn viên thông báo rằng Mai Phương đã qua đời vào ngày 28/3.

Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 2.

Hình ảnh gần đây của Mai Phương trong bệnh viện được một người bạn chia sẻ

Được biết, lần cuối cùng mà khán giả còn được gặp Mai Phương trên sóng truyền hình là ở chương trình " Ký ức vui vẻ " vào năm ngoái. Sau thời gian dài điều trị bệnh, nữ diễn viên quay trở lại với công việc bằng buổi ghi hình vào ngày 27/9. Đại diện ê-kíp sản xuất chương trình cũng cho biết Mai Phương tỏ ra hào hứng và vui vẻ trong suốt buổi ghi hình.

Tuy nhiên, khi tập phim này lên sóng, Mai Phương đã làm khán giả không khỏi lo lắng cho tình hình sức khoẻ của cô vì giọng nói rất run, hơi thở yếu và sắc mặt khá nhợt nhạt. Khi MC Lại Văn Sâm hỏi: "Bây giờ sức khoẻ của Mai Phương tốt hơn chưa?". Nữ diễn viên mau chóng trả lời: "Tôi vẫn đang chiến đấu và sẽ cố gắng hết mình". Câu nói này cùng nụ cười tươi rói của Mai Phương đã làm tất cả khách mời, khán giả có mặt trong trường quay đều vô cùng xúc động.

Sau khi quay hình, nữ diễn viên cũng hạn dịch công chứng chế nhận show để tập trung dưỡng bệnh.

Mai Phương nói chuyện run rẩy, yếu ớt trên sóng truyền hình

Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 4.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 5.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 6.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 7.

Mai Phương quay hình cho "Ký ức vui vẻ" vào ngày 27/9/2019

"Ký ức vui vẻ" là chương trình giúp khán giả được gặp lại nhiều nghệ sĩ gắn liền với hồi ức của các thế hệ khán giả. 3 cố nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín, Lê Bình và Anh Vũ cũng từng tham gia chương trình ý nghĩa này và gợi lại nhiều ký ức trong lòng người xem. Chỉ tiếc rằng, đây cũng là lần xuất hiện cuối cùng của 3 nghệ sĩ tài năng này trên sóng truyền hình khi cả 3 đã qua đời vào năm 2019.

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’

"Tôi muốn dịch công chứng lặp lại và nhấn mạnh điều mình từng nói: đừng căng thẳng về công việc”. Đó là thông điệp vừa được CEO Stewart Butterfield gửi đến toàn bộ nhân viên Slack – công ty công nghệ có giá trị hàng tỷ USD.

Khi đại dịch Covid-19 lan rộng khắp nước Mỹ và thế giới, Butterfield chia sẻ với nhân viên của mình rằng: “Chúng tôi hiểu điều này. Hãy chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình, trở thành một đối tác tốt. Không sao cả nếu phải giảm giờ làm hay làm việc không thường xuyên. Hãy tạm nghỉ một lát nếu bạn thấy cần”.

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 1.

CEO Slack cho biết ông đã nhìn thấy con cái của các đồng nghiệp thông qua các cuộc gọi video. “Chúng tôi có thể để nhân viên tự do hơn một chút và mọi người đều được thấu hiểu và cảm thông – chúng ta đều là con người và đang cùng trải qua hoàn cảnh này”, ông nói.

Khác với nhiều doanh nghiệp đang bên bờ phá sản vì đại dịch, Covid-19 lại là cơ hội phát triển cho công ty ứng dụng tin nhắn này. Khi hàng loạt doanh nghiệp trên thế giới chuyển sang làm việc từ xa để tránh lây lan virus corona, Slack trở thành công cụ kết nối quan trọng và được nhiều người lựa chọn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/3, giá trị vốn hóa của Slack ở mức 15,9 tỷ USD. Công ty có hơn 110.000 khách hàng trả tiền. Hiện 100% nhân viên của Slack tại 18 văn phòng trên thế giới (2.000 người) đang làm việc tại nhà. Các nhân viên được trợ cấp 500 USD để sắp xếp nơi làm việc tại nhà thuận tiện và thoải mái

Theo tỷ phú Mark Cuban, trong thời điểm đại dịch và khi thị trường biến động mạnh, cách xử lý của các nhà lãnh đạo công ty sẽ được “soi” rất kỹ. Các chủ doanh nghiệp không nên yêu cầu nhân viên đi làm như bình thường quá sớm.

“Đó không chỉ là vấn đề an toàn, đó là còn là vấn đề kinh doanh”, nhà đầu tư nổi tiếng của chương trình Shark Tank chia sẻ.

Mark Cuban cho rằng cách phản ứng của các công ty sẽ định nghĩa thương hiệu của họ trong nhiều thập kỷ. “Nếu bạn không quan tâm đến nhân viên/cổ đông và đặt họ lên hàng đầu, mọi người sẽ đánh giá công ty của bạn như vậy”.



CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 2.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là "về nước ăn bám và lánh nạn"

Vừa qua, cộng đồng mạng đã có những phen bức xúc không tưởng đến từ bộ phận những  du học sinh về nước và đang chịu cách ly . Các du học sinh này đều cho rằng điều kiện mà khu cách ly cung cấp là hết sức tồi tàn, cũ kỹ hay thậm chí còn sử dụng từ ngữ khó nghe, gây phản cảm.

Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ những gì mà cư dân mạng Việt Nam chứng kiến từ các họ, vẫn có những chia sẻ, hành động từ cộng đồng những bạn đang du học quay trở về khiến nhiều người xúc động, 

Mới đây, trên Facebook cá nhân Trung.T.L. nghiên cứu sinh tiến sĩ tại California, Hoa Kỳ  đã đăng tải một đoạn trạng thái dài, chia sẻ về cuộc sống của một du học sinh ở nơi cách ly. Được biết, trước khi sang Mỹ du học, anh từng tham gia giảng dạy tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Anh đã về tới Việt Nam và tham gia cách ly tập trung ở Thanh Hóa đến nay đã là ngày thứ 9.  Anh cho rằng, những điều mà anh đang trải nghiệm trong những ngày qua khiến anh hồi tưởng về quá khứ tuổi thơ đầy niềm vui, và anh đang cảm thấy hạnh phúc trước những gì diễn ra xung quanh anh, nơi trại cách ly.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 1.

Trích lược đoạn chia sẻ của Trung.T.L:

" Mấy hôm nay đọc tin nhiều chiều về cuộc sống cách ly, người thì bảo khổ, người thì bảo thế là sướng rồi, người thì chửi du học sinh là thượng đẳng, du học sinh thì đòi người người phải hiểu mình. Mình thấy trong mọi khó khăn trải nghiệm, những câu chuyện thay vì những lời phán xét sẽ giúp ích được nhiều. Vì truyện thì xây dựng kết nối và lòng đồng cảm.

Ở trong trại cách ly cảm giác mình đương nhiên là lẫn lộn buồn vui. Hiện giờ thì là vui. Vì cuộc sống trong trại cách ly làm mình nhớ thời thơ ấu của mình. Sống trong trại, mình như đang sống lại cái thời trẻ thơ ở Hà Nội.

Hồi đó có trò đi tắm nhà tắm công cộng, bố mẹ mình thường dẫn mình đi, cả nhà tắm chung và gặp mọi người ở chỗ tắm.Với mình, mình chỉ nhớ mỗi việc là phải chào nhiều, chào hết bác này cô nọ, chú này ông kia. Mình cảm thấy như cả cái thế giới mình hồi ý, ai cũng là người trong gia đình. Cứ đi tắm là phải chào. Khái niệm về riêng tư với mình không tồn tại.

Ăn ở thời đó thì đúng là no và ấm hơn là ngon và đẹp. Món mình thích hồi đó là cơm trộn đường và cơm cháy chan nước mắm. Cả 2 đều rất ngon và thơm. Giờ mới biết ăn thế không đủ chất nhưng mà no và trôi được. Thế nên mình cũng như các anh bộ đội ở đây, lùn tịt và nhỏ bé. Nhưng là kiểu nhỏ bé tràn trề sức sống (Cô bé hạt tiêu nhỉ). Ở nhà thì 3, và sau khi có em gái, thì là 4 người trên 1 giường, đắp 1 chăn, chui trong 1 màn. Mọi sinh hoạt ăn ở học ngủ đều diễn ra trong 1 phòng. Riêng tư không tồn tại, nhưng không có lúc nào mình cô đơn hay xì tress mà nhà lại không biết cả. Đến cả khi mình khóc hồi lớp 11 thì lúc đó em mình cũng đang ở cùng phòng 



Quần áo thì vừa mốt vừa rẻ. Mẹ hay mua hàng si đa, tức là quần áo second-hand ở chợ trời. Hồi ấy mình không biết, nhưng hóa ra toàn cầu hóa ra phết. Hay nói cách khác, người "nghèo" chúng mình thời đó, là dân toàn cầu chính hiệu đấy: Mũ cao bồi Mỹ, quần Levi, áo H&M Thụy Điển, giày Đức, tay cầm đồ chơi Héc-man, tay kia đọc Đô rê mon. Ngồi trên cái xe máy simson của Đông Đức. Hôm nay trong trại, có 4G, có email, có facebook, cuộc sống vẫn luôn liên kết. Quá khứ, hiện tại, không vì Cô-Vi với Dương Tính mà làm mất ý nghĩa cuộc sống.



Ở đây với 23 người, trước lạ sau quen, làm mọi thứ cùng nhau, cùng trong hoàn cảnh bị chửi là "về nước ăn bám và lánh nạn," mọi người là những người mình có thể chia sẻ cảm xúc được. (Hóa ra phòng mình đa phần là đi lao động về, chứ không phải đi du học đâu, chỉ có 3 người du học thôi).



Các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây có cái gì như bố mẹ mình hồi đó. Vừa xa cách, vừa mắng mỏ, nhưng lại đầy quan tâm và dịu dàng. Các bạn ở tây chắc vội vàng nghĩ tới Stockholm Syndrome mất.  Nhưng với mình, mình thấy hóa ra các chú bộ đội trong này rất là hiền lành và dễ mến. Họ ăn nói dịu dàng và biết làm trò cười nếu bạn mở lòng với họ trước.



Nghĩ đến họ, mình sống không thấy phải than phiền gì. Đây là cuộc sống của họ mà mình được sống, dù chỉ trong 14 ngày. Giường gỗ cứng, đau người khủng khiếp trong 5 ngày đầu. Chăn chỉ có 1 cái, mình phải chọn đắp hay là nằm lên làm đệm. Họ hàng ngày nhìn thấy cái kiểu Công chúa và hạt đậu của mình, mà họ chả tỏ ra ghét hay chửi gì. Cảm giác sống đời người khác mà không trọn vẹn có phần hơi bức bối. Ai cần gì vẫn đăng kí họ mua được. Mọi người ai cũng cảm thấy biết ơn và muốn trả ơn các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây (phòng mình thấy bảo đóng góp nhiều lắm, không phải vì giàu, mà vì lòng biết ơn dẫn tới sự hào phóng vượt cái tôi).

 

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 2.

Quang cảnh khu cách ly mà chàng nghiên cứu sinh đang ở

Mình thấy vui vì được sống lại cái thời của Ruồi trâu và Thép đã tôi thế đấy. Mình cũng ngạc nhiên là mình vẫn còn phần đó trong người. Hôm các chú bộ đội hỏi chuyển ra khách sạn, cả phòng mình ở lại, mình cũng ở lại. Vì sao ư? Mình ra khỏi phòng, nhìn ra cái sân rộng đầy cây cao cỏ xanh, ánh nắng, gió mát và bao nhiêu người trong trại, mình thấy hơi ngại cái cuộc sống trong 1 dịch công chứng phòng khách sạn với vài ba người và không được đi hay nhìn ra cái gì. Mình về là vì vậy, đúng như mọi người nói, là trốn dịch. Nhưng dịch này là dịch Cô-Đơn. Vi là nhỏ, vie trong tiếng Pháp lại là cuộc sống. Cô-Vi, Cô-Đơn, buồn cười nhỉ?



Ở đây những cuộc sống xa lạ va vào nhau, câu chuyện "riêng tư" của anh giường bên, lời thủ thỉ tâm tình với vợ và con gái của anh giường dưới cứ thế mà xâm nhập vào lỗ tai mình. Cái mùi lao động, mùi thuốc, mùi người cứ thế xông thẳng vào mũi mình. Kiểm soát được không? Có lẽ không, nhưng có chọn hạnh phúc được không? Câu trả lời có.



Khi trở lại, hay khi ra khỏi trại, cuộc sống mình sẽ quay trở lại bình thường, tức là "văn minh" "sung sướng" "thoải mái tiện nghi" hơn. Vậy cuộc sống ngắn ngủi này dạy được mình cái gì?



- Sức sống của con người trong mọi hoàn cảnh khó mà dập được. Đời tị nạn, cách ly, rừng núi và đời "bình thường" đều có thể hạnh phúc được.



- Lối suy nghĩ cá nhân và phát triển khiến người ta quên đi sự cần thiết của liên kết tập thể. Mình không muốn nói thời giờ tốt hơn rồi, quá khứ đã qua đi, đừng bắt các em phải sống theo quá khứ các chú, cũng đừng bắt các chú phải thấu hiểu nhu cầu tiện nghi hiện đại của các em. Thay vì đó, mình muốn mọi người thấy: mọi cuộc sống khác biệt, chênh lệch như vậy vẫn đang diễn ra ngay tại thời điểm này, thời hiện đại này, khi mà có những em được đặc quyền, và có những "em" bộ đội phải sống cơ cực. 



- Hãy luôn so sánh, đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cho họ, sống cuộc sống của họ, và hành động giúp đỡ họ. 



- Mình thấy mình có rất nhiều đặc quyền, ai đi du học thì cũng có đặc quyền, có cơ hội học, hay có điều kiện kinh tế. Không phải chỉ có thời mình mới phải vừa làm vừa học lúc nhỏ, mà giờ ở nhiều nơi vẫn có các em làm nhiều hơn học để giúp gia đình. Hơn ai hết, mình biết nhiều em du học sinh còn khó khăn, nhưng cái khó khăn tương đối đó nên được so sánh với những khó khăn ở những nơi như Nghệ An. Có em từng bảo mình, khó khăn không đi du học được, và khó khăn ở đây là bố mẹ chỉ đóng được cho em 300 triệu 1 năm tiền học thôi. Mình thường bảo các em như vậy là có nhà mà bán, có tiết kiệm mà tiêu, có khả năng kiếm tiền mà chi là đặc quyền rồi đấy. Mình bảo các em là phải biết ơn gia đình đã hi sinh cho các em. Đặc quyền được hi sinh, không phải ai cũng có.



- Mình đang nghĩ giàu là tội lỗi không? Đương nhiên là không. Mình cũng thấy được cái mặt tốt hạn chế của suy nghĩ "người giàu giúp người nghèo." Mình cũng không tin vào suy nghĩ đơn giản như ai cũng làm 40 giờ, sao lại có người kiếm nhiều hơn người khác. Những suy nghĩ như vậy đơn giản hóa và không giúp ích được gì. Mình quan tâm hơn đến việc hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng, giáo dục tư duy lối sống sao cho tăng điều kiện bình đẳng hơn đến mọi người.



- Cuộc sống trong trại, đặc quyền ở chỗ được nuôi ăn nên sinh nhiều thời gian rỗi hơn. Xem trong phim xưa của Trung Quốc mới thấy vì sao con trai nó học hành thành tài đỗ quan đỗ chức thì đều cưới vợ nấu cơm cho. Đi du học mà tự nấu ăn sẽ biết tốn thời gian thế nào. Những đặc quyền nho nhỏ vui vui đó, nếu để ý, sẽ thấy thành công đến từ những con người thầm lặng, những cử chỉ nhỏ nhặt không được nhiều người đánh giá cao. Nhờ đặc quyền đó, mình ngồi học, ngồi viết bài, và ngồi suy nghĩ được nhiều hơn. Và mình tự cảm thấy phải học, viết, nghĩ cho những người nuôi mình ăn.



Phùng Ngọc Huy đã có động thái đầu tiên ngay khi hay tin Mai Phương qua đời

Thông tin  nữ diễn viên Mai Phương qua đời  vào tối ngày 28/3 sau hơn 1 năm chống chọi với căn bệnh ung thư phổi quái ác đã làm đông đảo khán giả, bạn bè nghệ sĩ vô cùng bàng hoàng, thương tiếc. Mới đây, Phùng Ngọc Huy - bạn trai cũ và cũng là bố của con gái Mai Phương cũng có động thái đầu tiên ngay khi biết tin dịch công chứng buồn. 

Cụ thể trên trang cá nhân, nam ca sĩ cập nhật ảnh bìa và ảnh đại diện sang màu đen, như một cách bày tỏ sự tiếc thương. Ngoài ra, Phùng Ngọc Huy cũng không có thêm bất cứ chia sẻ gì trên mạng xã hội về tin buồn này. Được biết, hiện nam ca sĩ đang ở Mỹ và rất khó khăn để trở về Việt Nam dự tang lễ Mai Phương trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. 

Phùng Ngọc Huy đã có động thái đầu tiên ngay khi hay tin Mai Phương qua đời - Ảnh 2.

Phùng Ngọc Huy chuyển ảnh đại diện và ảnh bìa trang cá nhân Facebook sang màu đen, như một cách bày tỏ sự tiếc thương ngay khi nghe tin Mai Phương qua đời.

Phùng Ngọc Huy đã có động thái đầu tiên ngay khi hay tin Mai Phương qua đời - Ảnh 3.

Mai Phương và Phùng Ngọc Huy từng có 3 năm mặn nồng bên nhau trước khi đường ai nấy đi. Trong suốt thời gian Mai Phương bị bệnh, Phùng Ngọc Huy dù ở xa nhưng vẫn dành sự quan tâm đặc biệt tới cô.

Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng lên 174: 3 ca liên quan đến BV Bạch Mai

Theo đó, 3 trong số đó liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), 1 ca có thời gian sống trong cộng đồng và 1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. 

CA BỆNH 170 (BN170): Bệnh nhân nam, 27 tuổi, có địa chỉ tại Định Hoá, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nghề nghiệp: lao động tự do (làm thạch cao). 

Đầu tháng 3/2020, bệnh nhân làm trần thạch cao trong khu đô thị mới của Vingroup ở huyện Gia Lâm. Tại đây bệnh nhân ở cùng 04 người, hàng ngày chủ yếu tiếp xúc với 4 người này và một người giám sát trông công trình. Thời điểm này bệnh nhân khỏe mạnh, không ho, không sốt. 

Khoảng ngày 14-15/3/2020, bệnh nhân biết tin bố ốm nên về quê. Bệnh nhân bắt xe Grab (nhưng không đặt xe trên điện thoại) từ Gia Lâm đến bến xe Giáp Bát, lúc 9h30 bệnh nhân lên xe của nhà xe Đức Long và về đến nhà khoảng 12h cùng ngày. Bệnh nhân ở nhà và không đi đâu trong thời gian khoảng 5-6 ngày (không ho, không sốt, không khó thở). Đến sáng ngày 20/3, bệnh nhân cùng hai người chú, thuê xe đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình để chuyển bố lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). 

Khoảng 12h cùng ngày, bố của bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân và bố ở đây khoảng 1.5-2h, sau đó bố của bệnh nhân được chuyển đến Khoa Tiêu hoá ở tầng 3. Từ 20-22/3, bệnh nhân đến mua và ăn cơm 5 lần ở quầy số 1 căng tin Bệnh viện Bạch Mai. Sáng ngày 22/3/2020, bệnh nhân đi xe ôm từ Bệnh viện Bạch Mai tới bến xe Giáp Bát, 9h30 lên xe Đức Long và về đến quê lúc 12h, vợ ra đón về. 

Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng lên 174: 3 ca liên quan đến BV Bạch Mai - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tối cùng ngày, bệnh nhân bị sốt 38.5 độ C, được anh vợ chở vào Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn tối ngày 23/3/2020. Vào 10h30 ngày 25/3/2020, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả ban đầu dương tính với virus SARS-CoV-2. 

CA BỆNH 171 (BN171):  Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 19 tuổi, là du học sinh tại Mỹ, có địa chỉ tại phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân từ Mỹ về, quá cảnh ở Philippines, nhập cảnh Việt Nam ngày 13/3/2020. 

Khi nhập cảnh, bệnh nhân không có triệu chứng và được đưa đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi cách ly theo dõi . Ngày 24/3/2020, Trung tâm Y tế Quận 10, TP. Hồ Chí Minh tiến hành lấy mẫu theo diện điều tra cộng đồng những người từ Mỹ và Đông Nam Á trở về. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh kết luận mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với virus SARS-Cov-2 vào ngày 28/3/2020. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại nhà. 

CA BỆNH 172 (BN 172) : nữ, quốc tịch Việt Nam, là con dâu bệnh nhân số 133, chăm sóc bệnh nhân 23 ngày. Hiện nay bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở. 

CA BỆNH 173 (BN 173): nữ, quốc tịch Việt Nam, sống và làm việc Mátxcơva (LB Nga) về nước ngày 25/3/2020, được chuyển đến khu cách ly tập trung tại trường dịch công chứng Đại học FPT ở Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Bệnh nhân xuất hiện sốt khoảng 38 độ C, kèm theo ho nhiều, đau mỏi người, đã được nhập viện. 

CA BỆNH 174 (BN 174): nữ, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân làm việc tại nhà ăn Bệnh viện Bạch Mai, có tiếp xúc với nhiều người. Hai ngày nay bệnh nhân xuất hiện sốt từng cơn, sốt nóng 38,6 độ C, ho húng hắng có đờm trắng , không chảy nước mũi, không đau mỏi người, đã được nhập viện. 

Bộ Y tế khuyến cáo: Từ 0h hôm nay (28/3/2020) bắt đầu áp dụng việc hạn chế đi lại và các quy định chặt chẽ của Chính phủ nhằm ngăn chặn việc lây lan bệnh Covid-19. Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt 5 điểm sau đây:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt?

Mỹ vừa chính thức trở dịch công chứng thành ổ dịch đông bệnh nhân nhất thế giới, nhưng bệnh viện nước này không có đủ máy thở - thiết bị y tế quyết định sự sống của những bệnh nhân đang mang Covid-19 trong người. Báo cáo hồi tháng Hai cho thấy các bệnh viện Hoa Kỳ có khoảng 160.000 máy thở, 8.900 máy đang trong kho trực chờ ngày cấp bách. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng trong tình cảnh cấp bách, nhà cầm quyền tại New York liên tục đưa cảnh báo rằng bang này đang đứng bên bờ vực thiếu thốn vật tư y tế trầm trọng.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 1.

Theo phân tích của bác sĩ James Lawler, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và sức khỏe cộng đồng tới từ Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Nebraska, thì khoảng 1 triệu người Mỹ sẽ cần máy thở trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phân tích của Lawler không kèm mốc thời gian, nên có thể con số 1 triệu người không có nghĩa rằng họ sẽ cần thở máy cùng một lúc.

Nhân lúc máy thở đang trở thành trọng tâm sản xuất cũng như cứu cánh cho người nhiễm Covid-19, ta hãy tìm hiểu chút về nó.

Đây là cách máy thở hoạt động

Một vài bệnh nhân Covid-19 thở gấp và khó thở, họ phải cần tới sự trợ giúp của máy móc để hô hấp. Máy thở có nhiều hình dáng, nhưng thông thường có hình hộp chữ nhật, với đường ống truyền không khí từ máy vào phổi bệnh nhân. Chúng có thể giúp việc hô hấp dễ dàng hơn.

Về cơ bản, máy thở thổi không khí vào phổi bạn, hỗ trợ hoạt động thở tự nhiên ”, bác sĩ Nicholas Hill tới từ Đại học Y Tufts nói.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 2.

Người bệnh sẽ mang một trong hai loại suy hô hấp sau đây:

Đầu tiên là suy hô hấp tăng anhydrit cacbonic huyết, là khi không khí không vào phổi đủ và CO2 tích tụ tới mức quá tải. Để giúp bệnh nhân dạng này hô hấp, bác sĩ không cần tới máy thở đưa trực tiếp không khí vào phổi mà chỉ cần mặt nạ là đủ.

Loại thứ hai có tên suy hô hấp giảm oxy huyết; đúng như tên gọi của nó, đó là khi hô hấp khó khăn và máu không nhận được đủ lượng oxy. Loại suy hô hấp này có thể gây ảnh hưởng tới phổi, và con virus SARS-CoV-2 cũng gây nên những tổn thương phổi tương tự.

Khi suy hô hấp diễn ra, phổi sẽ sưng tấy và xuất hiện dịch ứ đọng, khiến phổi khó hoạt động bình thường.

Chúng tôi điều trị những biểu hiện bệnh trên bằng việc đưa thêm oxy vào phổi bệnh nhân ”, bác sĩ Hill nói. “ Chúng tôi có thể truyền cho bạn 100% oxy để đẩy mức oxy trong máu lên cao, nhưng cũng phải rất cẩn thận vì oxy nguyên chất có thể gây hại ”.

Giải quyết tình trạng thiếu thốn máy thở

New York đang là bang có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất, số máy thở có tại đây vẫn đủ để duy trì sự sống trong hơn 800 ca nhiễm. Tuy nhiên, theo ước tính của nhà cầm quyền địa phương, bang này sẽ cần tới 30.000 máy thở để sử dụng khi số ca nhiễm virus có thể đạt đỉnh trong vài tuần tới.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 3.

Có nơi đề xuất sử dụng một máy thở cho hay bệnh nhân nếu tình hình thiếu hụt tiếp tục diễn ra. Việc này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, vì máy thở được thiết kế để hỗ trợ hô hấp cho một bệnh nhân duy nhất. Trong trường hợp cấp bách, hai bệnh nhân phải dùng chung một máy thì họ phải có thể tích phổi và kích cỡ cơ thể tương đương thì mới mong hiệu quả được.

Theo lời bác sĩ Hill, việc hai bệnh nhân chung một máy thở rất liều lĩnh, nên cách giải quyết tốt nhất là tập trung sản xuất máy thở để cứu được càng nhiều người càng tốt. Thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp sản xuất ô tô đã tham gia sản xuất máy thở, điển hình là hãng xe điện Tesla của Elon Musk.

Ngoài ra, việc nhập khẩu máy thở từ Trung Quốc cũng là một phương pháp hay. Đất nước tỷ dân đã bắt đầu khống chế được đại dịch, một số đơn vị sản xuất cũng thừa thiết bị y tế, sẵn sàng bán lại cho những nước đang cần. Cũng lại lấy Elon Musk ra làm ví dụ: hôm vừa rồi, ông đã đặt mua 1.255 máy và đã tặng miễn phí 1.000 thiết bị cho các bệnh viện tại bang California, 255 máy thở còn lại sẽ được lắp cho những nơi cần kíp.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 4.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị "có tâm", chị không đi hóng biến!

Cuộc sống của Võ Hoàng Yến trong khu cách ly thú vị và thu hút sự quan tâm của công chúng. Luôn dồi dào nguồn năng lượng, Võ Hoàng Yến hết đánh cầu lông, chụp ảnh chuẩn siêu mẫu,... mới đây chân dài nổi tiếng Vbiz còn mở lớp dạy catwalk sau đó còn đi hóng hớt xem người ta tỏ tình. Dù đeo khẩu trang kín đáo song ai nấy đều nhận ra Võ Hoàng Yến nhờ vào đôi chân dài trứ danh.

Thế nhưng ít ai biết câu chuyện phía sau bức ảnh "hóng biến" tài tình của Võ Hoàng Yến được chia sẻ trên mạng xã hội. Chính người đẹp đã tự tay chuẩn bị bó hoa để chàng trai trong ảnh kỷ niệm 4 năm ngày cưới với vợ của mình trong khu cách ly. Võ Hoàng Yến bày tỏ: " Tuy cách ly nhưng vẫn mong Biên phiên dịch muốn tạo được sự bất ngờ và kỷ niệm đáng nhớ cho ai đó. Thấy người ta hạnh phúc mà mình hạnh phúc lây" .

.

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị có tâm, chị không đi hóng biến! - Ảnh 3.

Người đẹp tự chuẩn bị hoa từ những vật liệu thủ công.

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị có tâm, chị không đi hóng biến! - Ảnh 4.

Đây là thành phẩm....

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị có tâm, chị không đi hóng biến! - Ảnh 5.

Hoá ra "chị đại" chen chen quay lại clip giúp cặp đôi làm kỉ niệm.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Tỷ phú Warren Buffett: Chờ con lớn mới dạy về tiền bạc là quá muộn, áp dụng các bài học tài chính sớm, trẻ có tương lai thành công

Nếu có một người hiểu tầm quan trọng của việc dạy trẻ em về trách nhiệm tài chính thì đó chính là Warren Buffett. Trước khi trở thành CEO của Berkshire Hathaway, nhà đầu tư huyền thoại đã "khởi nghiệp" kinh doanh từ nhỏ. Khi mới 5-6 tuổi, ông mua 6 lon Coke với giá 25 xu sau đó bán lẻ mỗi lon. Thậm chí, ông bán cả tạp chí và kẹo cao su cho các bạn học...

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC năm 2013, Buffett từng nói: "Cha là nguồn cảm hứng lớn nhất của tôi. Tôi học được từ ông thói quen tiết kiệm đúng đắn từ rất sớm. Đó là một bài học rất quan trọng".

Khi được hỏi, ông nghĩ điều gì là sai lầm lớn nhất mà các phụ huynh mắc phải khi dạy con về tiền bạc, tỷ phú nói: "Nhiều cha mẹ đợi cho con họ ở tuổi thiếu niên mới bắt đầu nói về việc quản lý tiền bạc. Như vậy là quá muộn. Chúng ta có thể hướng dẫn trẻ từ khi chúng ở lứa tuổi mầm non".

Tỷ phú Warren Buffett: Chờ con lớn mới dạy về tiền bạc là quá muộn, áp dụng các bài học tài chính sớm, trẻ có tương lai thành công - Ảnh 1.

Thời gian là một yếu tố quan trọng

Theo Warren Buffett, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, não bộ của con người hoàn thiện khoảng 80% khi lên 3 tuổi. Một nghiên cứu từ Đại học Cambrigde cho thấy, trẻ em có thể nắm bắt các khái niệm cơ bản về tiền trong độ tuổi 3 -4. Các khái niệm cơ bản liên quan đến hành vi tài chính trong tương lai thường sẽ phát triển khi đến 7 tuổi.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết tầm quan trọng của việc dạy con cái về tiền bạc và cách quản lý nó, nhưng giữa hiểu biết và hành động lại có sự khác biệt. Theo khảo sát, chỉ khoảng 30% cha mẹ giáo dục con cái về tiền bạc và cách quản lý chi tiêu khi 15 tuổi trở lên, trong khi 14% phụ huynh cho biết họ chưa từng nói về tiền bạc với con.

Bài học tài chính Warren Buffett dạy các con

Năm 2011, tỷ phú Warren Buffett cho ra mắt loạt phim hoạt hình dành cho trẻ em có tên Câu lạc bộ Triệu phú bí mật với nội dung một người cố vấn giúp các học sinh giải quyết bài học tài chính như cách dùng thẻ tín dụng, quản lý chi tiêu... Tỷ phú Buffett cũng tiết lộ: "Tôi đã dạy cả 3 đứa con của mình những bài học trong chương trình Câu lạc bộ Triệu phú bí mật. Đó là những bài học đơn giản những rất ý nghĩa với công việc kinh doanh và trong cuộc sống".

Tỷ phú Warren Buffett: Chờ con lớn mới dạy về tiền bạc là quá muộn, áp dụng các bài học tài chính sớm, trẻ có tương lai thành công - Ảnh 2.

1. Trở thành một người suy nghĩ linh hoạt

Mục tiêu của bài học này là để khuyên khích con bạn không bỏ cuộc nếu gặp trở ngại ngay khi bắt đầu. Khả năng suy nghĩ sáng tạo, linh hoạt sẽ có ích khi trẻ gặp phải những thách thức tài chính trong tương lai.

Bạn có thể sử dụng những vật dụng có sẵn trong nhà, biến những thứ bỏ đi thành "kho báu" nhau nắp chai để sưu tập, hộp carton cũ để làm nhà đồ chơi... Điều này dạy trẻ học cách suy nghĩ chín chắn và tiết kiệm tiền, đồng thời cũng bảo vệ môi trường.

2. Bắt đầu tiết kiệm

"Một xu tiết kiệm là một xu kiếm được". Để giúp con học cách quản lý tiền, điều quan trọng là giúp trẻ hiểu được sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu. Bạn có thể lập danh sách 5 hoặc 10 món đồ trẻ muốn mua, sau đó yêu cầu chúng suy nghĩ trong một khoảng thời gian nhất định và đánh dấu lại xem chúng có còn muốn có món đồ đó hay không.

3. Học cách phân biệt giá cả Biên phiên dịch và giá trị

Bài học này giúp trẻ em hiểu được giá trị thực sự của sản phẩm và những cách mà các nhà quảng cáo khiến chúng ta muốn mua hàng hóa nhiều hơn, làm thế nào để chi tiền một cách xứng đáng.

4. Cách đưa ra quyết định tốt

Chìa khóa để đưa ra quyết định thông mình là suy nghĩ về các khả năng khác nhau, có thể ảnh hưởng đến kết quả trong tương lai. Buffett gợi ý rằng, cha mẹ nên giải thích cho con cách cân nhắc và đưa ra quyết định tốt và giả định những kết quả có thể xảy ra.

Tạo dựng thói quen quản lý tài chính lành mạnh ở trẻ em là một trong những điều quan trọng nhất để giúp chúng có một tương lai thành công. Trẻ em có thể bắt gặp những bài học về tiền bạc từ khi còn rất nhỏ, vì thế những bài học không bao giờ là quá sớm.

Theo CNBC

Anh chàng học cách chiên xúc xích không qua dầu, nào ngờ kết quả lại thật “bầy nhầy”

Có lẽ, những câu chuyện về thảm họa nấu ăn hay những cú "lỡ tay" khi vào bếp khiến món ăn trở thành thảm họa chưa bao giờ thôi hot trên mạng xã hội. Chỉ khi lần đầu bước chân vào bếp, vài người mới chịu nhận ra mình có thù với công việc này đến cỡ nào. Tay chân bình thường đã lóng ngóng, vụng về, đụng việc nào "đổ vỡ" việc đấy mà lại thích thử thách mình trong chỗ áp lực như gian bếp thì chỉ có… toang, cho dù món dễ ợt cho đến món khó nhằn!

Mới đây, xuất hiện trên một hội nhóm facebook, bức ảnh về món xúc xích "bỏ lò" (chiên) của một chàng được dân mạng vô cùng chú ý bởi thành phẩm có hình dáng quá đỗi "nhạy cảm", thu hút hơn 5 nghìn lượt like và chia sẻ.

Anh chàng học cách chiên xúc xích không qua dầu mà nhiều chị em thường mách bảo, nào ngờ kết quả lại thật “bầy nhầy” - Ảnh 1.

Bài viết ngay sau khi đăng tải đã thu hút sự quan tâm bình luận sôi nổi của người dùng mạng. Ảnh chụp màn hình

Người đăng tải bức ảnh thắc mắc hỏi: "Món gì đây?".

Anh chàng học cách chiên xúc xích không qua dầu mà nhiều chị em thường mách bảo, nào ngờ kết quả lại thật “bầy nhầy” - Ảnh 2.
Anh chàng học cách chiên xúc xích không qua dầu mà nhiều chị em thường mách bảo, nào ngờ kết quả lại thật “bầy nhầy” - Ảnh 3.

Xúc xích ban đầu bị đóng đá

Anh chàng học cách chiên xúc xích không qua dầu mà nhiều chị em thường mách bảo, nào ngờ kết quả lại thật “bầy nhầy” - Ảnh 4.
Anh chàng học cách chiên xúc xích không qua dầu mà nhiều chị em thường mách bảo, nào ngờ kết quả lại thật “bầy nhầy” - Ảnh 5.

Anh chàng cho nước vào rã đông vào để nguyên như thế cho vào lò quay nóng

Chuyện vốn chẳng có gì đáng nói nếu món xúc xích bỏ lò của anh chàng này ngon như bình thường, mà nó vừa nở bung nở bét, lõng bõng nước dưới bát, trông lại mất thẩm mĩ khiến dân mạng không thể nhịn được cười vì có quá nhiều liên tưởng "nhạy cảm".

Anh chàng học cách chiên xúc xích không qua dầu mà nhiều chị em thường mách bảo, nào ngờ kết quả lại thật “bầy nhầy” - Ảnh 6.

Còn đây là thành quả khiến đân mạng cười nghiêng ngả

Chẳng là, những chiếc xúc xích này ban đầu được để ngăn đá tủ lạnh, nhưng thay vì đợi xúc xích tự rã đông thì anh chàng này lại cho nước vào bát, sau đó cho xúc xích vào ngâm rồi bỏ vào lò quay luôn, không khía thân xúc xích cũng không đổ bỏ nước đi. Thành phẩm sau khi ra lò tuy chín nhưng bị "biến dạng" trong bát nước tạo ra hình thù "nhạy cảm" khó đỡ.

Tiếp đó là cơn mưa bình luận vô cùng hài hước của dân mạng.

- "Cũng hơi giống cái xúc xích nhỉ? Chẳng hiểu nghĩ gì mà để nguyên nước trong bát rồi cho xúc xích vào quay thế kia".

- "Vừa ăn vừa tưởng tượng đầy đủ mùi vị, không nuốt nổi rồi".

- "Trông nhạy cảm thế?! Có thể "chủ thớt" để nhiệt độ cao quá rồi, lại không khứa xúc xích ra".

- "Thật kinh khủng, mình cũng chẳng dám nuốt!".

- "Nhìn mà xanh mặt, tưởng tượng đang bị bế tắc lắm đây. Âu cũng là bài học kinh nghiệm nhé, lần sau khứa thân xúc xích ra thì khi ở nhiệt độ cao nó không bị vỡ biến dạng thế kia đâu".

Thực tế, món xúc xích chiên rất đơn giản dễ Biên phiên dịch làm. Chỉ cần khứa đều vài đường trên thân xúc xích. Làm nóng ít dầu rồi cho xúc xích vào chiên, lật liên tục để chín đều. Không để dầu quá nóng và quá nhiều dầu sẽ làm xúc xích bị cháy. 

Hoặc khi cho xúc xích bỏ lò cũng vậy, muốn ngon hơn chỉ cần rã đông tự nhiên, khứa thân xúc xích rồi phết thêm chút dầu rồi để nhiệt độ phù hợp là đã có món ăn ngon miệng và nhanh gọn rồi!

Nóng: Đồng đội thân thiết của Ronaldo dương tính với virus corona

Rạng sáng 22/3 (giờ Việt Nam), Paulo Dybala đăng thông báo: "Xin chào tất cả mọi người. Tôi muốn cho mọi người biết rằng tôi vừa nhận kết quả kiểm tra COVID-19. Cả tôi và Oriana dịch công chứng đều dương tính. Thật may, cả hai chúng tôi đều đang trong tình trạng ổn định. Cảm ơn các bạn về những lời động viên".

Như vậy Paulo Dybala là cầu thủ Juventus thứ ba dương tính với virus corona, sau trung vệ Daniele Rugani và tiền vệ Blaise Matuidi.

Vì Rugani nhiễm bệnh, Juventus đã tự giải tán đội, để các cầu thủ tự cách ly 14 ngày. Tính từ khi lệnh cách ly được ban bố, đã có thêm 2 cầu thủ Juventus bị nhiễm.

Nóng: Đồng đội thân thiết của Ronaldo dương tính với virus corona - Ảnh 1.

Dybala và Ronaldo là đồng đội thân thiết.

Số người chết vì COVID-19 ở Ý đã vượt Trung Quốc. "Đất nước hình chiếc ủng" đã có hơn 47.000 ca nhiễm và hơn 4.000 ca tử vong.

Tại Juventus, Dybala chỉ thua Ronaldo về độ nổi tiếng. Ngôi sao người Argentina thi đấu cho "Bà đầm già" từ 2015, hiện anh đã chơi 152 trận, ghi 64 bàn thắng. Mùa này anh đang có phong độ cao với 7 bàn và 4 kiến tạo sau 24 trận ở giải VĐQG Ý cùng 3 bàn, 2 kiến tạo qua 7 trận ở Champions League.

Ông Trump mắng té tát phóng viên chất vấn về Covid-19

Ngày 20/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng các công ty tư nhân, trong đó có cả các hãng xe hơi, đã bắt đầu sản xuất thiết bị y tế cần thiết sau khi ông kích hoạt đạo luật thời chiến để có thêm quyền chỉ đạo. Nhưng ông không cho biết các công ty đó làm theo yêu cầu của Tổng thống hay tự nguyện chuyển đổi.

Phát biểu của ông Trump về Đạo luật sản xuất quốc phòng có từ 70 năm trước được đưa ra trong một cuộc họp báo dữ dội mà ở đó ông đã mắng xối cả những phóng viên đã hỏi rằng có phải ông đã tạo hy vọng sai lầm cho người Mỹ khi nói về những nỗ lực chống dịch Covid-19 , trong đó có việc khẳng định thuốc chống sốt rét có thể chữa Covid-19, trong khi thuốc này chưa được thử nghiệm lâm sàng cho mục đích đó.

Khi được hỏi rằng đã kích hoạt đạo luật khẩn cấp để có thêm quyền chỉ đạo hay chưa, ông Trump nói: “Chúng ta có hàng triệu khẩu trang đang được mang đến và sẽ được phân phát cho các bang đang khó khăn…Chúng ta đang sử dụng đạo luật, đạo luật rất tốt cho những việc như thế này”.

Nhiều lần nhận được câu hỏi rằng hãy nói chi tiết những công ty nào đang tham gia và liệu họ tham gia một cách tự nguyện hay chấp hành chỉ đạo, ông Trump đưa ra những câu trả lời mâu thuẫn. Có lúc ông lại nói vẫn chưa sử dụng quyền lực đó.

“Cho đến nay chúng ta vẫn chưa phải làm điều đó. Đó là điều kỳ diệu. Chúng tôi đã nhận được cuộc gọi từ các công ty xe hơi, chúng tôi nhận được cuộc gọi từ các công ty khác nói rằng họ có năng lực sản xuất máy thở và họ muốn sản xuất những thứ đó”, ông Trump nói.

Nhưng lúc sau, khi được hỏi lại về vấn đề này, Tổng thống Mỹ lại nói rằng General Motors là một trong những công ty ông đề nghị giúp sản xuất thiết bị y tế. Ông cũng nói ông cần những công ty khác tham gia trước khi nêu tên họ công khai.

Thống đốc các bang của Mỹ đang báo động về tình trạng thiếu đồ bảo hộ y tế và máy thở trong khi số ca lây nhiễm tăng vọt trên cả nước.

Cuộc họp báo về Covid-19 hôm 20/3 diễn ra vô cùng gay gắt vì ông Trump nhiều lần nổi xung với câu hỏi của phóng viên.

Có lúc, ông mắng té tát phóng viên theo dõi Nhà Trắng của đài NBC Peter Alexander khi được hỏi rằng có phải tổng thống đang “cố gắng khiến mọi thứ Biên phiên dịch trở nên tích cực” và đề nghị ông hãy gửi thông điệp đến những người Mỹ đang sợ hãi vì dịch bệnh.

“Tôi phải nói rằng anh là một phóng viên tồi tệ, đó là điều tôi muốn nói”, ông Trump mắng mỏ.

“Đó là câu hỏi vô cùng tồi tệ, và tôi nghĩ sẽ là một tín hiệu xấu khi anh nhắn nhủ tới người dân Mỹ. Người Mỹ đang tìm câu trả lời và họ tìm kiếm hy vọng. Anh đang làm báo kiểu giật gân lá cải, giống như NBC ”, ông Trump nói.

Alexander trước đó có chất vấn chuyện ông Trump nói thuốc chống sốt rét chloroquine có hiệu quả đối với bệnh nhân Covid-19.

Các chuyên gia trong ngành, trong đó có chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ - TS Anthony Fauci, nói rằng thuốc này dù đang được sử dụng thử nghiệm ở một số nơi đối với bệnh nhân Covid-19, nhưng chưa có bằng chứng từ thử nghiệm lâm sàng để khẳng định nó có hiệu quả đối với virus corona.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Lệnh phong tỏa có thể khiến nCoV biến chủng

Ba nghiên cứu riêng biệt công bố trên tạp chí Lancet mới đây cho thấy các biện pháp cách ly hàng loạt được thực hiện nhằm hạn chế sự lây lan của nCoV có thể đã làm thay đổi quá trình phát triển của virus.

Các nhà nghiên cứu lâm sàng ở tâm dịch Vũ Hán, nơi khởi phát dịch Covid-19, cho rằng việc cách ly hàng triệu người có thể đã gây ra đột biến trong cấu trúc di truyền của nCoV, dẫn đến các triệu chứng ban đầu của bệnh nhẹ hơn, gần giống như viêm phổi. Một số người thậm chí không có biểu hiện gì.

Trung Quốc phong tỏa thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, với 11 triệu dân vào ngày 23/1. Người dân phải ở tại nhà, tạm dừng giao thông và đóng cửa các khu vực công cộng. Các biện pháp quyết liệt này sau đó cũng được sử dụng cho các thành phố khác trong tỉnh.

Quảng trường Duomo ở Milan ngày 10/3, sau khi chính phủ Italy phong toả đất nước. Ảnh: Reuters

Quảng trường Duomo ở Milan ngày 10/3, sau khi chính phủ Italy phong tỏa đất nước. Ảnh: Reuters

Chuyên gia về bệnh hô hấp Zhang Zhan và các đồng nghiệp của ông tại Bệnh viện Renmin, Đại học Vũ Hán, chỉ ra xu hướng bất thường ở những bệnh nhân Covid-19.

"Chúng tôi nhận thấy các đặc điểm lâm sàng ban đầu của những bệnh nhân nhập viện sau ngày 23/1 không giống với những bệnh nhân được nhập viện dịch công chứng trước đó. Điều này đem đến những thách thức mới trong quá trình chẩn đoán bệnh", các bác sĩ chia sẻ.

Một số biểu hiện phổ biến của Covid-19 như sốt, mệt mỏi, có đờm và đau mỏi cơ thể xuất hiện nhiều hơn ở những bệnh nhân nhập viện trước ngày 23/1. Trong khi đó, những ca sau ngày 23/1 không gặp tất cả triệu chứng trên. Theo báo cáo, số bệnh nhân sốt giảm 50%, số người cảm thấy mệt mỏi giảm 70% và số người bệnh trải qua triệu chứng đau mỏi cơ giảm 80%. Vài người trong 80 bệnh nhân được nghiên cứu thậm chí không có triệu chứng gì.

Theo nghiên cứu, các triệu chứng ban đầu nhẹ hơn sau khi thành phố phong tỏa, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy mức độ lây truyền hoặc mầm bệnh đã suy yếu. Họ nhận định đây có thể là do sự đột biến của virus.

Các nhà khoa học cho rằng khi virus lây lan ra toàn thế giới, nó sẽ tiếp tục phát triển và biến đổi. Ví dụ, bộ gene của nCoV ở Italy sau khi ban bố lệnh phong tỏa có nhiều điểm tương đồng với bộ gene được phát hiện trước đó ở Đức, nhưng lại không giống với các mẫu bệnh phẩm của Trung Quốc.

Cũng đã có nhiều tranh luận về việc đột biến gen có ý nghĩa gì đối công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch.

Một nghiên cứu khác do Jiang Yongzhong từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Hồ Bắc cũng phát hiện ra rằng virus này đã chia thành hai loại chính, dựa trên phân tích 146 mẫu, theo một bài báo trên trang bioRxiv hôm 4/3.

Ông cũng cho biết cấu trúc di truyền của virus đã thay đổi sau khi các biện pháp cách ly được áp dụng, và quá trình đột biến đã xảy ra trên toàn thế giới.

Tử Cấm Thành, Trung Quốc bị đóng cửa do dịch bệnh. Ảnh: AP

Tử Cấm Thành, Trung Quốc bị đóng cửa do dịch bệnh. Ảnh: AP

Paul Young, người đứng đầu Trường Hóa học và Khoa học Sinh học Phân tử của Đại học Queensland, cho rằng nCoV sẽ đột biến thành chủng mới, khi nó lan rộng. Đây là điều bình thường đối với virus có chứa bộ gen RNA (như nCoV). Chúng tự sinh ra các đột biến khi được nhân rộng. Hầu hết đột biến này là ngẫu nhiên, không liên quan đến sự thích nghi với vật chủ và chỉ đơn giản phản ánh của tỷ lệ lỗi cao trong việc sao chép bộ gen của virus.

Hiện chưa có bằng chứng cho thấy virus trở nên nguy hiểm hơn khi biến chủng.

Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng loại virus này có nguồn gốc từ dơi. Bộ gene của nCoV giống tới 96% bộ gene của một loại virus corona được tìm thấy ở loài dơi tỉnh Vân Nam vài năm trước. Virus trải qua hàng trăm đột biến trước khi nó trở thành nCoV gây ra Covid-19, với khoảng từ một đến hai đột biến mỗi tháng.

Tuy nhiên hiện vẫn chưa thể đi đến kết luận về việc các biện pháp cách ly có thể có tác động tới sự phát triển và biến đổi của nCoV hay không. Do đó, mỗi người nên chủ động bảo vệ bản thân, tránh lây nhiễm bằng cách đeo khẩu trang thường xuyên, rửa tay sạch, không tiếp xúc người ho hay hắt hơi, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Minh Ngân (Theo SCMP )